{SLIDE}

Viêm bàng quang

Thứ ba, 22/01/2019 - 09:52 AM
Viêm bàng quang

1Viêm bàng quang là gì?

Tên gọi khác: Nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng tiểu dưới.

Viêm bàng quang là tình trạng nhiễm trùng cấp tính bàng quang. Nhiễm trùng bàng quang có thể gây đau và khó chịu cho người bệnh.

Phân loại nhiễm trùng bàng quang:

- Nhiễm trùng bàng quang bệnh viện: là nhiễm trùng ở bệnh viện hoặc nhà dưỡng lão. Thường xảy ra ở những người đặt ống thông đường tiểu.

- Nhiễm trùng bàng quang cộng đồng: là nhiễm trùng ở những người không trong một cơ sở chăm sóc y tế. Thường gặp ở phụ nữ ở độ tuổi 20 – 50 và đàn ông lớn tuổi hơn 55.

2Nguyên nhân bệnh viêm bàng quang

Viêm bàng quang thường xảy ra do vi khuẩn từ môi trường bên ngoài thông qua niệu đạo xâm nhập vào đường tiết niệu và bàng quang, sau đó bắt đầu nhân lên về số lượng. Hầu hết các trường hợp viêm bàng quang gây ra do vi khuẩn E. Coli. Nhiễm khuẩn bàng quang thường gặp ở phụ nữ qua giao hợp tình dục.

Ngoài nguyên nhân thường gặp do vi khuẩn ra, viêm bàng quang còn do một số yếu tố khác gây ra như:

- Trong viêm bàng quang kẽ, không xác định được nguyên nhân rõ ràng.

- Một vài thuốc gây ra viêm bàng quang: thuốc hóa trị, Cyclophosphamide Ifosfamide.

- Bức xạ trong điều trị ở khu vực xương chậu có thể thay đổi ở mô bàng quang.

- Tác nhân ngoại lai:dùng một thời gian dài ống thông gây nhiễm trùng và tổn thương mô.

- Hóa chất gây mẫn cảm như sữa tắm, thuốc xịt vệ sinh phụ nữ, thuốc diệt tinh trùng.

- Biến chứng từ các bệnh khác như: Lao, Ung thư phụ khoa, Viêm vùng chậu, bệnh Cronn, Diverticulitis, Lupus ban đỏ,...

3Triệu chứng của viêm bàng quang

Viêm bàng quang có những triệu chứng tiêu biểu như sau:

- Đau lưng nhẹ, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi

- Bất thường trong tiểu tiện, cảm thấy rát, đau khi đi tiểu, có thể tiểu gấp, đi tiểu nhiều lần.

- Đau nhức vùng xương chậu, đôi khi cảm thấy đau niệu đạo và âm hộ. Đau giảm sau khi tiểu tiện

- Nước tiểu bất thường: hôi, có mủ, có thể tiểu ra máu. Dấu hiệu này xuất hiện rõ ràng hơn vào giai đoạn cuối của bệnh.

4Điều trị viêm bàng quang

Điều trị viêm bàng quang tùy thuộc vào mức độ của bệnh.

Các phương pháp điều trị bao gồm:

- Thuốc kháng sinh

+ Lựa chọn kháng sinh tùy thuộc nồng độ thuốc trong nước tiểu để đạt hiệu quả kháng khuẩn cao nhất.

+ Sử dụng thuốc đủ liệu trình, đủ thời gian, đến khi các triệu chứng giảm hẳn. Kể cả khi đi tiểu đã bình thường vẫn nên tiếp tục sử dụng duy trì thêm từ 1 - 2 tuần sau đó.

+Thử nhiệm độ nhạy cảm của thuốc để điều chỉnh thuốc khi có vi khuẩn kháng kháng sinh

-Thuốc giảm đau rát khi đi tiểu (Phenazopyridine / Pyridium), dùng thuốc chống co thắt để làm giảm triệu chứng nếu có biểu hiện kích thích bàng quang.

- Phẫu thuật: được chỉ định trong các trường hợp tắc nghẽn cổ bàng quang hoặc sỏi bàng quang gây ra bởi viêm bàng quang mãn tính.

- Kiểm tra tình trạng bệnh sau điều trị bằng xét nghiệm nước tiểu

- Chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng:

+ Bệnh nhân có thời gian nghỉ ngơi hợp lí, uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu, tắm nước nóng có thể giảm nhẹ triệu chứng

+ Về chế độ dinh dưỡng hạn chế dùng chất chua cay, ăn đấy dử dinh dưỡng.

5Phòng ngừa bệnh viêm bàng quang

Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh viêm bàng quang:

- Uống mỗi ngày từ 1,5 đến 2 lít để tăng lượng nước tiểu, đẩy vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu

- Mặc quần áo rộng rãi, nên chọn chất liệu cotton thoải máu, không nên mặc quần áo quá chất, đặc biệt là đồ lót.

- Không nên uống rượu bia vì đây là loại thức uống làm cho nước tiểu đậm đặc và có tính axit, khiến cơ thể dễ bị bệnh tấn công.

- Không nên nhịn tiểu lâu, khiến nước tiểu ú lâu ở bàng quang tạo điều kiện cho vi khuẩn có đủ thời gian phát triển và sinh sản, gây viêm nhiễm bàng quang

- Có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý đồng thời có một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng để có sức khỏe và hệ miễn dịch tốt

- Tránh quan hệ tình dục khi bị viêm bàng quang để tránh tình trạng bội nhiễm

- Không sử dụng các loại xà phòng, nước vệ sinh rửa sâu vào bên trong bộ phận sinh dục tránh làm mất đi những vi khuẩn thường trú có lợi.

- Thay băng vệ sinh thường xuyên khi đến kỳ kinh nguyệt, dùng loại băng đảm bảo chất lượng tốt.

- Khi quan hệ tình dục phải vệ sinh vùng kín trước và sau giao hợp. Sau khi quan hệ nên đi tiểu để loại bỏ các vi khuẩn được đưa vào niệu đạo.

Viêm bàng quang là bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh thường do nhiễm khuẩn gây ra, chủ yếu là E.coli. Bệnh nhân có các triệu chứng điển hình như đau rát khi đi tiểu, cảm thấy đau lưng, đau vùng chậu và nước tiểu có mùi. Điều trị viêm bàng quang bằng thuốc kháng sinh và một số thuốc giảm triệu chứng, ngoài ra cần kết hợp xét nghiệm nước tiểu sau điều trị cùng với một chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi dinh dưỡng hợp lý.

(Hình ảnh tổng hợp từ chuabenhthan.vn, Coastal Carolina University, google,...)

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Thận niệu, nam khoa liên quan

NHÀ THUỐC MINH CHÂU

  •  285 Bạch Đằng, P. 3, Gò Vấp, HCM   Chỉ đường
  • 354 Nguyễn Văn Công, P. 3, Q. Gò Vấp, HCM 

CSKH: 08 1900 8095 - 08 9939 1368 (VN)
CALL CENTER: 0918 00 6928 (Call Center For Foreigner)
Email: htnhathuocminhchau@gmail.com
Website: www.nhathuocminhchau.com

© Bản quyền thuộc về nhathuocminhchau.com

Công ty TNHH Thương Mại Y Tế Xanh _ GPKD số 0316326671 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/06/2020 _ GĐ/Sở hữu website Trần Văn Quang                                                                                         Địa chỉ: 114D Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM  (Chỉ đường

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Website nhathuocminhchau.com không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0899391368

Back to top