{SLIDE}

Thuốc tiểu đường United Clazic MR 60mg 30 viên

Số lượt mua:
1
Mã sản phẩm:
13338
Thương hiệu:
UNITED PHARMA
  • Điều trị đái tháo đường type 2 không kiểm soát được bằng chế độ ăn và tập thể dục.
Giá bán lẻ:
Liên hệ

Thông tin chung

 Giao nhanh thuốc trong 2H nội thành HCM (Chi tiết)
MetaShip giao hàng đến 18h từ thứ 2 đến Thứ 7 (Sau 18h được chuyển sang ngày hôm sau)

Giao hàng toàn quốc: Viettel Post, VNPost, GHN, GHTK

Giao hàng nhanh tại Tp HCM

Đổi trả miễn phí trong vòng 7 ngày

 CSKH1: 08.9939.1368

 CKSH2: 08.1900.8095

  HTKD: 0901.346.379

Quan tâm Minh Châu trên Zalo
Bạn chưa có tài khoản?
Yêu cầu shop gọi lại
Sản phẩm cùng công thức Xem tất cả
Bạn cũng sẽ thích
Thông số sản phẩm
Quy cách đóng gói 30 viên
Thương hiệu UNITED PHARMA
Tiểu Đường Gliclazide
Xuất xứ Việt Nam

Thành phần

  • Hoạt chất: Gliclazide 60mg

Công dụng (Chỉ định)

  • Điều trị đái tháo đường type 2 không kiểm soát được bằng chế độ ăn và tập thể dục.

Liều dùng

Viên Clazic MR/SR dùng cho người lớn.

Liều dùng đường uống hàng ngày có thể dao động từ 30 mg đến 120 mg (tương đương 1/2-2 viên)

Liều khởi đầu khuyến cáo là 30mg/ngày (1/2 viên CLAZIC MR/SR) dùng cho cả đối tượng bệnh nhân lớn tuổi (≥ 65 tuổi).

  • Giống như các thuốc hạ đường huyết khác, chỉnh liều CLAZIC MR/SR mg tuỳ thuộc vào đáp ứng chuyển hoá đối với từng bệnh nhân (đường huyết, HbA1c).
  • Nếu đường huyết được kiểm soát, có thể dùng liều này trong điều trị duy trì.
  • Nếu đường huyết không được kiểm soát, có thể tăng liều lên 60mg/ngày hoặc 90mg/ngày hoặc 120mg/ngày bằng cách tăng liều từng nấc, mỗi lần tăng liều cách nhau ít nhất một tháng, ngoại trừ ở những bệnh nhân có đường huyết không giảm sau 2 tuần điều trị. Trong trường hợp này, có thể đề nghị tăng liều ngay ở cuối tuần thứ hai điều trị.

Liều tối đa được khuyến cáo là 120 mg/ngày.

  • Chuyển từ Gliclazide 80mg sang Gliclazide MR 30mg: 1 viên Gliclazide 80mg có hiệu quả tương đương với 1 viên Gliclazide MR 30mg, do đó có thể chuyển từ Gliclazide 80mg sang dùng Gliclazide MR 30mg nhưng phải lưu ý đến tiến triển của đường huyết.
  • Chuyển từ thuốc hạ đường huyết dạng uống khác sang Gliclazide MR 60mg: Gliclazide MR 60mg có thể được dùng thay thế các thuốc hạ đường huyết dạng uống khác. Trong trường hợp này, nên lưu ý đến liều dùng và thời gian bán huỷ của thuốc hạ đường huyết dùng trước đó.
  • Thông thường không có giai đoạn chuyển tiếp, nên bắt đầu Gliclazide MR ở liều 30mg, sau đó điều chỉnh tuỳ theo đáp ứng của từng bệnh nhân như đã nêu ở trên.
  • Nếu chuyển tiếp từ một sulfamide hạ đường huyết có thời gian bán huỷ dài, có thể có một giai đoạn cửa sổ điều trị trong vài ngày nhằm tránh tác động hiệp đồng của hai thuốc, dẫn đến hạ đường huyết.
  • Khi chuyển từ thuốc khác sang Gliclazide MR 60 mg, nên áp dụng như khi mới bắt đầu điều trị, có nghĩa là nên bắt đầu Gliclazide MR ở liều 30mg/ngày, sau đó tăng dần từng nấc liều, tuỳ theo đáp ứng chuyển hoá.
  • Phối hợp với các thuốc hạ đường huyết khác: Gliclazide MR 60mg có thể được dùng phối hợp với biguanide, các thuốc ức chế alpha-glucosidase hay insulin.
  • Ở những bệnh nhân không kiểm soát được với Gliclazide MR 60mg, có thể phối hợp với insulin nhưng phải theo dõi chặt chẽ.

Các đối tượng bệnh nhân đặc biệt:

  • Bệnh nhân trên 65 tuổi: Dùng liều tương tự như ở người trẻ tuổi.
  • Bệnh nhân suy thận nhẹ đến vừa: Dùng liều tương tự như ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường nhưng phải theo dõi chặt chẽ.
  • Các dữ liệu trên đã được chứng minh qua các thử nghiệm trên lâm sàng.

Những bệnh nhân có nguy cơ bị hạ đường huyết:

  • Dinh dưỡng kém hoặc suy dinh dưỡng
  • Bệnh lý nội tiết nặng (suy thuỳ trước tuyến yên, suy tuyến giáp, suy thượng thận)
  • Bệnh nhân đang trong giai đoạn ngưng corticoide sau khi dùng kéo dài và/hoặc liều cao
  • Bệnh lý mạch máu nặng (bệnh lý mạch vành nặng, tổn thương động mạch cảnh nặng, bệnh lý mạch máu lan toả)
  • Trong những trường hợp này nên bắt đầu dùng Gliclazide MR ở liều tối thiểu 30mg/ngày.

Trẻ em: Không có số liệu cũng như thực nghiệm trên lâm sàng về hiệu quả và an toàn của Gliclazide ở trẻ em và trẻ vị thành niên.

Hoặc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

  • Đái tháo đường type 1, đái tháo đường nhiễm toan ceton, tiền hôn mê hoặc hôn mê đái tháo đường.
  • Quá mẫn với Gliclazide, các sulfonylureas khác hoặc sulphonamide, hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Suy gan hoặc suy thận nặng.
  • Đang dùng thuốc miconazole.
  • Có thai và cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Tác dụng phụ hay gặp nhất khi điều trị với Gliclazide là hạ đường huyết.

Giống như các sulfonylurea khác, điều trị với Gliclazide có thể gây hạ đường huyết, nếu ăn uống không điều độ và đặc biệt là bỏ bữa. Các triệu chứng hạ đường huyết có thể gặp là: nhức đầu, đói cồn cào, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, kích động, hung hăng, kém tập trung, giảm nhận thức và phản ứng chậm, trầm cảm, lú lẫn, rối loạn tầm nhìn và lời nói, mất ngôn ngữ, run, liệt, rối loạn cảm giác, chóng mặt, cảm giác bất lực, mất kiểm soát bản thân, mê sảng, co giật, thở nông, nhịp tim chậm, buồn ngủ và mất ý thức, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

Ngoài ra, triệu chứng của adrenergic giao cảm có thể được quan sát thấy: đổ mồ hôi, da lạnh ẩm ướt, lo lắng, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, đánh trống ngực, đau thắt ngực và rối loạn nhịp tim.

Thông thường, các triệu chứng biến mất sau khi uống carbohydrate (đường). Tuy nhiên, chất làm ngọt nhân tạo không có hiệu quả. Kinh nghiệm điều trị với các sulfonylurea khác cho thấy hạ đường huyết có thể tái diễn ngay cả khi các biện pháp ban đầu có hiệu quả.

Nếu hạ đường huyết nặng hoặc kéo dài, ngay cả khi được kiểm soát tạm thời sau khi uống đường, nên điều trị ngay lập tức hoặc phải nhập viên.

Rối loạn tiêu hoá gồm đau bụng, buồn nôn, nôn ói khó tiêu, tiêu chảy, táo bón đã được báo cáo: những dấu hiệu trên có thể được kiểm soát hoặc giảm thiểu nếu Gliclazide được dùng chung với bữa ăn sáng.

Các tác dụng không mong muốn sau đây hiếm gặp hơn:

  • Rối loạn da và mô dưới da: phát ban, ngứa, nổi mề đay, phù mạch, đỏ da, phát ban dát sần, phản ứng bóng nước (ví dụ như hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử biểu bì nhiễm độc), và đặc biệt, phát ban do thuốc với tăng bạch cầu ưa eosin và triệu chứng toàn thân (DRESS).
  • Các rối loạn về máu và hệ bạch huyết: những thay đổi về huyết học là hiếm gặp, bao gồm thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt.
  • Rối loạn gan-mật: tăng men gan (AST, ALT, phosphatase kiềm), viêm gan. Ngưng thuốc nếu có vàng da, ứ mật.
  • Rối loạn thị giác: rối loạn thị giác thoáng qua có thể xảy ra khi bắt đầu điều trị do thay đổi nồng độ đường trong máu.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Xử trí

  • Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

Tương tác với các thuốc khác

Các thuốc làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.

Chống chỉ định:

  • Miconazole (đường toàn thân, gel bôi miệng): tăng tác dụng hạ đường huyết với nguy cơ gây hạ đường huyết, thậm chí dẫn đến hôn mê.

Không nên phối hợp:

  • Phenylbutazone (đường toàn thân): tăng tác dụng hạ đường huyết của sulfonylurea (do giảm gắn kết của sulfonylurea với protein huyết tương và/hoặc giảm đào thải chất này). Nên thay bằng một thuốc kháng viêm khác, nếu không thể thì nên thông báo cho bệnh nhân để tăng cường tự theo dõi. Chỉnh liều, nếu cần, trong thời gian phối hợp và sau khi ngưng phối hợp.
  • Rượu: ngộ độc rượu cấp làm tăng phản ứng hạ đường huyết do ức chế phản ứng bù trừ, có thể dẫn đến hôn mê do hạ đường huyết. Tránh uống rượu và các thuốc có chứa cồn.

Thận trọng khi phối hợp:

  • Thuốc chẹn beta: tất cả các thuốc chẹn beta có thể che khuất một vài triệu chứng của hạ đường huyết như đánh trống ngực và nhịp tim nhanh. Đa số các thuốc chẹn beta không chọn lọc lâm sàng tần suất và mức độ nghiêm trọng của biến chứng hạ đường huyết. Thông báo cho bệnh nhân và tăng cường theo dõi đường huyết, nhất là trong thời gian đầu điều trị.
  • Fluconazole: tăng thời gian bán hủy của sulfonylurea, có thể dẫn đến hạ đường huyết. Thông báo cho bệnh nhân, tăng cường theo dõi đường huyết, chỉnh liều sulfonylurea, nếu cần, trong thời gian phối hợp với fluconazole.
  • Thuốc ức chế men chuyển captopril và enalapril: thuốc ức chế men chuyển có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của sulfonylurea, nhưng dường như hiếm khi xảy ra bất ổn. Có giả thiết cho rằng có cải thiện dung nạp glucose do đó giảm nhu cầu về insulin. Tăng cường theo dõi đường huyết.
  • Phối hợp với các thuốc sau đây có thể làm giảm đường huyết, một số trường hợp dẫn đến hạ đường huyết như: thuốc điều trị đái tháo đường khác (insulin, acarbose, metformin, thiazolidinedione, nhóm ức chế men dipeptidyl peptidase-4, nhóm đồng vận thụ thể GLP-1), thuốc đối kháng thụ thể H2, thuốc ức chế MAO, sulphonamide, clarithromycin và các NSAID.

Các thuốc có thể làm tăng đường huyết

Không nên phối hợp:

  • Danazol: danazol có tác động tăng đường huyết. Nếu không thể tránh được phối hợp này, nên thông báo cho bệnh nhân và tăng cường theo dõi đường huyết và đường niệu. Nếu cần, chỉnh liều thuốc điều trị đái tháo đường trong thời gian phối hợp với danazol và sau khi ngưng thuốc này.

Thận trọng khi phối hợp:

  • Chlorpromazine (thuốc an thần kinh) liều cao (100mg/ngày): tăng đường huyết (do làm giảm phóng thích insulin). Thông báo cho bệnh nhân và tăng cường theo dõi đường huyết. Nếu cần, chỉnh liều thuốc điều trị đái tháo đường trong thời gian phối hợp với chlorpromazine và sau khi ngưng thuốc này.
  • Glucocorticoid (đường toàn thân và tại chỗ: trong tai, da và trực tràng) và tetracosatide: tăng đường huyết đôi khi nhiễm ceton (co corticoid làm giảm dung nạp glucose). Thông báo cho bệnh nhân để tăng cường tự theo dõi đường huyết, nhất là khi bắt đầu điều trị. Chỉnh liều thuốc trị đái tháo đường trong thời gian phối hợp với corticoid và sau khi ngưng corticoid.
  • Ritodrine, salbutamol, terbutaline: làm tăng đường huyết do kích thích bêta 2. Tăng cường theo dõi đường huyết. Có thể chuyển sang dùng insulin.

Các thuốc có thể gây rối loạn đường huyết

Thận trọng khi phối hợp

  • Fluoroquinolone: dùng đồng thời Gliclazide với fluroquinolone, bệnh nhân nên được cảnh báo về nguy cơ rối loạn đường huyết, nên tăng cường theo dõi đường huyết.

Lưu ý khi phối hợp

  • Thuốc chống đông máu (warfarin): sulfonylurea có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu sau khi dùng đồng thời. Cần điều chỉnh liều của các thuốc chống đông.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

Hạ đường huyết:

  • Chỉ cho dùng CLAZIC MR/SR khi bệnh nhân có thể ăn uống đều đặn (kể cả ăn sáng). Cần phải ăn đủ lượng carbohydrate do nguy cơ hạ đường huyết tăng nếu bệnh nhân bỏ bữa ăn, ăn không đủ hay không cân đối carbohydrate. Hạ đường huyết dễ xảy ra khi chế độ ăn cung cấp ít năng lượng, sau khi gắng sức, uống rượu, hay dùng phối hợp với các thuốc hạ đường huyết khác.
  • Hạ đường huyết có thể xảy ra khi dùng sulfonylurea. Một số trường hợp có thể nặng và kéo dài. Nếu cần có thể cho bệnh nhân nhập viện và phải cho truyền glucose trong nhiều ngày.
  • Các yếu tố làm tăng nguy cơ hạ đường huyết gồm: bệnh nhân không tuân thủ điều trị, suy dinh dưỡng, ăn uống không điều độ, bỏ bữa, nhịn đói hoặc ăn kiêng, không cân đối giữa tập thể dục và lượng carbohydrate cung cấp, suy thận, suy gan nặng, bệnh lý nội tiết (suy giáp, suy tuyến yên, suy thượng thận).

Mất kiểm soát đường huyết:

  • Kiểm soát đường huyết do dùng thuốc trị đái tháo đường có thể bị ảnh hưởng bởi các tình trạng: sốt, chấn thương, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật. Trong trường hợp này, cần ngưng điều trị và chuyển sang dùng insulin.
  • Hiệu quả hạ đường huyết của tất cả các thuốc uống hạ đường huyết, kể cả CLAZIC MR/SR có thể giảm ở nhiều bệnh nhân khi điều trị kéo dài, do tiến triển của bệnh đái tháo đường, hay giảm đáp ứng với điều trị. Trường hợp này gọi là thất bại thứ phát, khác với thất bại nguyên phát, khi mà thuốc không có hiệu quả ngay từ đầu. Chỉnh liều cho phù hợp và tuân thủ chế độ ăn kiêng trước khi kết luận rằng bị thất bại thứ phát.

Rối loạn đường huyết

  • Các rối loạn đường huyết bao gồm hạ đường huyết và tăng đường huyết đã được báo cáo, ở những bệnh nhân đái tháo đường được điều trị đồng thời với fluroquinolones, đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi.

Các xét nghiệm

  • Định lượng hemoglobin glycate (HbA1c) để đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết.
  • Bệnh nhân thiếu G6PD được điều trị đồng thời với các thuốc sulfonylurea có thể dẫn đến thiếu máu tán huyết. Cần thận trọng ở những bệnh nhân bị thiếu G6PD và nên xem xét thay thế thuốc không thuộc nhóm sulfonylurea.

Suy thận và suy gan

  • Dược động và/hoặc dược lực của gliclazide có thể thay đổi ở bệnh nhân bị suy gan hay suy thận nặng. Trường hợp xảy ra hạ đường huyết ở những bệnh nhân này có thể kéo dài, cần phải có những xử lý thích hợp.

Tá dược

  • Thành phần tá dược có chứa lactose, bệnh nhân mắc các rối loạn di truyền hiếm gặp về dung nạp Galactose, chứng thiếu hụt Lactase Lapp hoặc rối loạn hấp thu Glucose-Galactose thì không nên sử dụng thuốc này.

Lái xe và vận hành máy móc.

  • Phải cảnh giác các dấu hiệu của hạ đường huyết và thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc, đặc biệt trong thời gian bắt đầu điều trị.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Xếp hạng cảnh báo

  • AU TGA pregnancy category: C
  • US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

  • Nồng độ glucose huyết bất thường khi mang thai có liên quan với tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh. Insulin được khuyên dùng khi mang thai để duy trì nồng độ đường trong máu càng gần mức bình thường càng tốt.

Thời kỳ cho con bú:

  • Không rõ gliclazide có phân bố vào sữa mẹ hay không. Tuy nhiên, hạ đường huyết có thể xảy ra cho trẻ đang bú mẹ. Vì vậy, không nên dùng gliclazide cũng như các sulfonylurea khác trong thời kỳ cho con bú.

Bảo quản

  • Nơi khô ráo, thoáng mát.


*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.

*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe  giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

If you foreigner you can contact through number: 0918 00 6928
or chat social:

*** Qúy khách hàng lưu ý, chosithuoc không bán lẻ thuốc trên Online, Chúng Tôi chỉ bán " Thuốc tây " cho các doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân kinh doanh " Thuốc tây, dược phẩm "  thông qua hợp đồng mua bán giữa các đối tác. Chosithuoc là trang web giới thiệu sản phẩm thông qua môi trường tiếp thị Online, việc hiện thị giá bán lẻ là giá thị trường để Qúy Khách tham khảo giá chung. Qúy Khách có nhu cầu " mua thuốc tây " vui lòng liên hệ nhà thuốc gần nhất. Chosithuoc xin cảm ơn. Thân ái!

Bình luận của bạn
*
*

Đánh giá và nhận xét

0
0 Khách hàng đánh giá &
0 Nhận xét
  • 5
    0
  • 4
    0
  • 3
    0
  • 2
    0
  • 1
    0
Banner Quảng cáo

© Bản quyền thuộc về nhathuocminhchau.com

Công ty TNHH Thương Mại Y Tế Xanh _ GPKD số 0316326671 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/06/2020 _ GĐ/Sở hữu website Trần Văn Quang                                                                                         Địa chỉ: 114D Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM  (Chỉ đường

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Website nhathuocminhchau.com không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0899391368

Back to top