{SLIDE}

Táo bón

Thứ năm, 17/01/2019 - 02:47 PM
Táo bón

1Táo bón là gì?

Táo bón (consitipation) là sự chậm vận chuyển phân, thể hiện bằng việc ít hơn 3 lần trong 1 tuần, phân khô hoặc cứng.

2Triệu chứng của bệnh táo bón

- Người mắc chứng táo bón thường xuyên có cảm giác đại tiện phân khó ra hoặc không ra hết.

- Bên cạnh đó, người mắc thường xuyên phải rặn mạnh để bài tiết, thậm chí có những trường hợp phải dùng tay để hỗ trợ.

- Người mắc táo bón thường có khoảng cách giữa các lần đi cầu thưa, 2-3 ngày thậm chí lên tới 5-6 ngày mới đi ngoài một lần. Hiện tượng này ảnh hưởng lớn đến hoạt động co bóp của hệ bài tiết.

- Táo bón có thể gây suy giảm sức khỏe cả về cơ thể lẫn tinh thần. Người bệnh thường xuyên căng thẳng mỗi khi đại tiện.

- Căng chướng bụng dưới, căng tức hậu môn gây chán ăn, mệt mỏi buồn nôn và ngủ không ngon giấc

Các biến chứng của táo bón

Bệnh táo bón nếu để lâu ngày mà không có biện pháp chữa trị sẽ có những biến chứng gây ra những hậu quả khó lường.

- Đi ngoài phân máu: Khi khối phân rắn cứa rách niêm mạc ống hậu môn trực tràng sẽ gây chảy máu.

- Nứt kẽ hậu môn: Khi khối phân rắn gây khó đi ngoài, bệnh nhân thường rặn mạnh, gắng sức tối đa gây rách niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, có thể lan tới lớp cơ thắt ống hậu môn. Nứt kẽ hậu môn không chỉ gây đi ngoài phân máu mà gây đau đớn ngay trong khi khối phân táo đi ra ngoài mà còn gây tiếp diễn sự đau đớn của những lần đi ngoài lần kế tiếp.

- Trĩ nội, trĩ ngoại: Khi bệnh nhân mắc chứng táo bón kéo dài, đa số sẽ gây ra bệnh trĩ do hiện tượng tăng áp lực ổ bụng khi gắng sức rặn đi ngoài làm cho các búi trĩ càng ngày càng to ra, mỗi lần đi ngoài thường có máu kèm theo phân.

- Viêm ống hậu môn trực tràng- Abces hậu môn – Rò hậu môn

- Tắc ruột do khối “u phân”: Nếu trong đại trực tràng phải tích trữ lâu ngày khối phân rắn có thể gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột: Đau bụng từng cơn đến liên tục, chướng bụng, không đánh rắm hoặc đi ngoài được, sờ thấy khối rắn ở tiểu khung, thăm khám trực tràng sờ thấy toàn khối phân rắn,…

- Suy kiệt – nhiễm độc mạn: Phân ứ đọng lâu ngày trong đại tràng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển sinh ra các chất có hại ngấm, hấp thu vào máu sẽ dần dẫn tới nhiễm độc mạn tính. Gây nên tình trạng kích thích thần kinh làm ảnh hưởng tới tâm tính và tinh thần người bệnh, khiến người bệnh lúc nào cũng cảm thấy bực bội, khó chịu.

- Tăng nguy cơ bị ung thư hậu môn – trực tràng.

- Tăng biến chứng cho những bệnh nhân mạn tính: Người bệnh cao huyết áp, người cao tuổi, người có bệnh tim mạch, xơ gan cổ chướng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD, Hen…), bệnh tâm phế mãn nếu bị táo bón rất nguy hiểm vì khi đi cầu phải rặn nhiều, tăng áp lực máu, tăng nguy cơ tắc mạch máu não hoặc xuất huyết não, tăng nguy cơ lên cơn khó thở, cơn hen,…

3Nguyên nhân gây táo bón

- Hệ tiêu hóa: Táo bón có thể xuất hiện nếu người mắc có những bệnh về hệ tiêu hóa như: u tại ruột, hẹp đường ruột, tắc ruột…

- Những vấn đề ở đại tràng: Các bệnh về co thắt đại tràng có khả năng gây ra táo bón thường xuyên do phân không thể bài tiết ra ngoài cơ thể

- Thiếu chất xơ: Chất xơ rất cần cho hệ tiêu hóa để phân mềm hơn đồng thời có tác dụng nhuận tràng, giảm ma sát

- Ảnh hưởng do thuốc: Nhiều loại thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh có thể gây ra tình trạng phân khô cứng, ức chế co bóp khiến táo bón xuất hiện

- Ngồi quá lâu tại chỗ: Ít vận động khiến máu không được lưu thông, giảm tuần hoàn máu dẫn đến ảnh hưởng tới các cơ hậu môn và hệ thống tiêu hóa dễ gây ra táo bón

- Thường xuyên nhịn đại tiện: Nhịn đại tiền trong thời gian dài và thường xuyên sẽ khiến không chỉ phân cứng mà còn khiến đường ruột trở nên mẫn cảm dẫn đến khó đại tiện

4Điều trị táo bón

Tình trạng táo bón nhẹ có thể được trị bằng một số phương thức tự nhiên.

Các thuốc điều trị táo bón được chia ra các loại sau:

- Thuốc trị táo bón tạo khối (igol, metamucil),

- Thuốc trị táo bón thẩm thấu (sorbitol, forlax, lactitol): chứa các muối vô cơ, đường. Khi uống vào, thuốc giữ nước trong lòng ruột giúp thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.

- Các thuốc làm mềm phân (docusat) giúp nước thấm vào khối phân, làm phân mềm và dễ di chuyển hơn

- Các thuốc bôi trơn (norgalax, microlax) dùng bơm hậu môn.

- Thuốc trị táo bón kích thích (bisacodyl, cascara), tác động trực tiếp lên thần kinh chức năng vận động bài tiết của ruột, gây co bóp các cơ thành ruột tạo nhu động ruột đẩy phân ra ngoài.

Tuy nhiên, không nên sử dụng bất kỳ một loại thuốc chữa táo bón nào kéo dài quá 8 - 10 ngày, các thuốc trên có nhiều tác dụng phụ, dùng lâu có thể gây biến chứng cho đường ruột, có hại cho gan, thận và đặc biệt nó không giải quyết được gốc rễ của bệnh.

Nếu tình trạng của bạn kéo dài bạn nên đi đến chuyên gia để được tư vấn.

5Cách phòng bệnh táo bón

Cải thiện chế độ ăn uống của bạn:

- Nên ăn nhiều các thức ăn chứa nhiều chất xơ (xenlulose), như các loại rau và hoa quả tươi, các loại măng... Chất xơ không hòa tan (có trong rau cải, trái cây…) làm phân xốp, giảm rủi ro phát triển bệnh táo bón. Bổ sung nhiều rau, củ quả để tăng cường chất xơ do chất xơ trong thực phẩm làm khối lượng phân tăng lên đáng kể sẽ kích thích vận động đường ruột, lại có thể bảo lưu thủy phần, tránh phân quá khô.

- Nên uống đủ nước uống 2 lít/ngày, giúp cho làm mềm phân.

- Ăn một số loại thức ăn có tác dụng nhuận tràng như mật ong, vừng, hạch đào, bơ, sữa trâu, sữa bò...

- Khi đun nấu món ăn, có thể cho tăng một chút dầu ăn, như dầu đậu, dầu hạt cải, dầu vừng, dầu lạc...

- Ăn một số thức ăn chứa vitamin nhóm B một cách thích hợp, như các loại đậu, lương thực thô, khoai lang, khoai tây, đu đủ..., để thúc đẩy nhu động ruột. Một số loại hoa quả khác như củ cải, cải thảo, bầu và giá đỗ cũng giúp trị táo bón.

- Kiêng các thức ăn loại kích thích như rượu mạnh, trà đặc, cà phê, hẹ, tỏi, ớt, ít ăn các thức ăn tanh mặn vị đậm.

- Uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Uống 1 ít nướcấm và đi bộ khoảng vài phút ngay lập tức sau khi thức dậy vào buổi sáng. Mỗi ngày vào buổi sáng sớm khi tỉnh dậy, uống một cốc nước ấm lúc bụng đói. Uống nước chanh pha lẫn với nước ấm từ 2 - 3 lần/ngày. Ngoài ra nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hoá.

- Chỉ ăn khi đói, không nên ăn thành nhiều bữa và mỗi bữa ăn nên cách nhau 4 tiếng. Không nên ăn quá nhiều loại thức ăn trong một bữa ăn.

- Nên hạn chế và tránh ăn những đồ ăn khô như đậu tương, lạc…

"Táo bón là bệnh phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó người trưởng thành, ít vận động, ăn uống không điều độ là những người dễ bị táo bón hơn cả. Táo bón tưởng chừng là một căn bệnh không nguy hiểm nhưng, nhưng nếu không chữa trị kịp thời thì những biến chứng của bệnh táo bón sẽ gây cho người bệnh những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn, hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có những dấu hiệu của táo bón."

(Hình ảnh tổng hợp từ Health.vn, Infographic sức khỏe, google,...)

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Tiêu hóa, gan mật, tụy liên quan

NHÀ THUỐC MINH CHÂU

  •  285 Bạch Đằng, P. 3, Gò Vấp, HCM   Chỉ đường
  • 354 Nguyễn Văn Công, P. 3, Q. Gò Vấp, HCM 

CSKH: 08 1900 8095 - 08 9939 1368 (VN)
CALL CENTER: 0918 00 6928 (Call Center For Foreigner)
Email: htnhathuocminhchau@gmail.com
Website: www.nhathuocminhchau.com

© Bản quyền thuộc về nhathuocminhchau.com

Công ty TNHH Thương Mại Y Tế Xanh _ GPKD số 0316326671 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/06/2020 _ GĐ/Sở hữu website Trần Văn Quang                                                                                         Địa chỉ: 114D Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM  (Chỉ đường

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Website nhathuocminhchau.com không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0899391368

Back to top