1Suy tuyến yên là gì?
Suy tuyến yên là tình trạng tuyến yên giảm hoạt động và không còn sản xuất đủ lượng hormone cần thiết. Suy tuyến yên là một tình trạng ít gặp.
Vùng hạ đồi |
Tuyến yên |
Chức năng hormone tuyến yên |
CRH |
ACTH |
Kích thích vỏ thượng thận tiết cortisol |
GHRH và GHIH |
GH |
Phát triển mô cơ thể |
PRH, PIH |
PRL |
Kích thích tuyến vú bài tiết sữa |
TRH |
TSH |
Kích thích tuyến giáp tiết hormone |
GnRh |
LH, FSH |
Kích thích buồng trứng và tinh hoàn |
ADH |
Chống bài niệu |
|
Oxytocin |
Thúc đẩy chuyển dạ, bài xuất sữa |
Triệu chứng lâm sàng suy tuyến yên phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như loại hormone và mức độ thiếu hụt hormone. Người bệnh có thể không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng do thiếu hụt hormone, do chèn ép của khối u, hoặc những triệu chứng không đặc hiệu.
2Các triệu chứng của suy tuyến yên
Các triệu chứng lâm sàng của suy tuyến yên vô cùng đa dạng, do tuyến yên là nơi tham ra vào quá trình sinh tổng hợp nhiều loại hormone, nên tùy thuộc và loại hormone bị thiếu hụt và mức độ thiếu hụt nặng hay nhẹ sẽ có những tình trạng bệnh lý khác nhau.
Tùy nguyên nhân, suy tuyến yên có thể tiến triển dần nếu không được điều trị, đôi khi các triệu chứng cũng xảy ra đột ngột. Đôi khi triệu chứng không rõ rệt và đặc hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như bệnh rối loạn tâm thần, thiếu máu kéo dài không rõ căn nguyên…
- Bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, hạ đường huyết đói. Thường có hạ natri máu nhưng ít có tăng kali máu vì sản xuất aldosteron không bị ảnh hưởng. FT4 thấp và TSH không tăng. Nồng độ các hormone sinh dục thấp hoặc ở giới hạn thấp, các hormon hướng sinh dục cũng tương tự, prolactin máu tăng ở các bệnh nhân u tiết prolactin, to đầu chi.
- Thiếu hụt hormon kích thích tuyến giáp (TSH) gây suy giáp với các biểu hiện như mệt mỏi, yếu, tăng cân và tăng lipid máu, sợ lạnh, táo bón, khàn giọng, giảm cảm giác ngon miệng, phù nề mi mắt, môi, da vàng sáp, mất các nếp nhăn..
- Thiếu máu.
- Giảm ham muốn tình dục. Ở trẻ nhỏ thì biểu hiện chậm hoặc không phát triển thể lực. Thiếu niên biểu hiện không dậy thì. Ở người lớn, phụ nữ kinh nguyệt không đều, mất kinh, rụng lông, vô sinh, đàn ông rối loạn cương dương, giảm ham muốn. Thiếu hụt các hormon hướng sinh dục (LH và FSH) gây suy sinh dục và vô sinh.
- Mất sữa hoặc không tiết sữa ở phụ nữ sau sinh và cho con bú do giảm hormone PRL
- Rụng lông hoặc chậm mọc râu, ria ở nam giới.
- Trẻ em chậm phát triển chiều cao do thiếu TSH.
- Hay bị chóng mặt, tụt huyết áp, nhịp tim chậm, truỵ mạch, thậm chí nặng có thể bị sốc, hôn mê và tử vong.
3Nguyên nhân gây ra bệnh suy tuyến yên
Nhiều nguyên nhân gây suy tuyến yên bao gồm:
- Nhiễm trùng: giang mai, lao, nấm, viêm não, màng não;
- Viêm động mạch thái dương, phình động mạch cảnh, chấn thương sọ não.
- Phẫu thuật vùng tuyến yên.
- Hoại tử tuyến yên sau sinh: do rối loạn tuần hoàn và chảy máu nhiều, co thắt động mạch, tắc nghẽn mạch máu tuyến yên dẫn đến hoại tử thuỳ trước tuyến yên;
- Nhồi máu tuyến yên ở những bệnh nhân tiểu đường bị thoái hoá mạch máu.
Những yếu tố nguy cơ suy tuyến yên bao gồm:
- Có tiền sử mất máu sản khoa;
- Tiền sử chấn thương vùng nền sọ;
- Xạ trị vùng dưới đồi tuyến yên hoặc sau khi phẫu thuật u tuyến yên;
- U tuyến yên hoặc các khối u não khác chèn ép vùng dưới đồi;
- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương;
- Chấn thương, xuất huyết tuyến yên;
4Điều trị suy tuyến yên:
Điều trị nguyên nhân (nếu có thể).
Nếu thiếu hụt hormone vẫn tồn tại sau khi điều trị nguyên nhân, cần bổ sung hormone. Các thuốc này được coi là "thay thế" hơn là điều trị. Điều trị thường là suốt đời.
Hormone thay thế có thể bao gồm:
- Corticosteroid: thường sử dụng là hydrocortisone hoặc prednisone, thay thế các hormon tuyến thượng thận bị thiếu hụt do giảm adrenocorticotropic (ACTH).
- Levothyroxine (Levothyrox, berthyrox…). Thuốc này thay thế cho sự thiếu hụt hormone tuyến giáp gây ra bởi giảm sản xuất TSH từ tuyến yên.
- Hormone sinh dục bao gồm testosterone ở nam giới và estrogen hoặc kết hợp estrogen và progesterone ở phụ nữ. Testosterone được dùng qua da với miếng dán hoặc gel hoặc tiêm. Thay thế hormone nữ có thể được dùng dạng viên hoặc miếng dán.
- Desmopressin (DDAVP). Hormone này thay thế ADH làm tăng tái hấp thu nước và cô đặc nước tiểu. Desmopressin được dùng dạng thuốc xịt mũi hoặc thuốc viên uống hoặc tiêm.
- Hormone tăng trưởng. Còn được gọi là somatropin, hormone tăng trưởng được dùng qua đường tiêm dưới da. Nó thúc đẩy tăng trưởng chiều cao ở trẻ em. Người lớn thiếu hụt hormone tăng trưởng cũng có thể hưởng lợi từ thay thế hormone tăng trưởng, nhưng sẽ không tăng trưởng chiều cao.
- Nếu vô sinh, chế phẩm có chứa LH và FSH, còn được gọi là gonadotropins, có thể được tiêm để kích thích rụng trứng ở phụ nữ và sản xuất tinh trùng ở nam giới.
Khi bị suy tuyến yên, cần lưu ý những điều sau đây:
- Xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục và tránh bia rượu, thuôc lá.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe.
- Bổ sung vitamin C, B và các nguyên tố vi lượng.
- Uống thuốc theo liều lượng được chỉ định; không được tự ý ngưng sử dụng thuốc;
- Khám bác sĩ thường xuyên theo hẹn để theo dõi và điều chỉnh liều thuốc hormone;
- Liên hệ bác sĩ nếu bạn xuất hiện sốt, buồn nôn, nôn mửa.