{SLIDE}

Rối loạn tiền đình

Thứ hai, 21/01/2019 - 08:28 AM
Rối loạn tiền đình

1Rối loạn tiền đình là gì

Rối loạn tiền đình là hội chứng gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng mất thăng bằng… gây khó chịu. Rối loạn tiền đình làm ảnh hưởng đến công việc, nhất là ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Rối loạn tiền đình hay gặp ở độ tuổi trung niên, người lớn tuổi, phụ nữ tiền mãn kinh. Tuy nhiên ngày nay bệnh này đang có xu hướng mở rộng đến độ tuổi lao động.

2Triệu chứng của rối loạn tiền đình

Chóng mặt: Xuất hiện từng cơn một cách đột biến hoặc khi cử động mạnh hoặc khi thay đổi tư thế đầu. Cơn kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Bệnh nhân có cảm giác xoay tròn hoặc di chuyển theo một hướng nào đó (lên-xuống, tới-lui, qua-lại,...)

- Rối loạn thăng bằng: Bệnh nhân có cảm giác bồng bềnh, đứng-ngồi không vững.

Rối loạn giao cảm: Xanh tái, toát mồ hôi, buồn nôn, nôn ói, tim đập nhanh.

Các triệu chứng khác: nhạy cảm với ánh sáng, khó nhìn tập trung vào một điểm, có ảo giác; Giảm thính lực, ù tai; Thay đổi nhận thức: khó tập trung, mất trí nhớ ngắn hạn, tinh thần và thể chất mệt mỏi; Thay đổi tâm lý: mất tự chủ, tự ti, lo âu, hoảng loạn, trầm cảm.

3Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

1. Hội chứng tiền đình ngoại biên

Hội chứng tiền đình trong mê nhĩ

- Viêm nhiễm: viêm tai giữa, viêm tai xương chũm biến chứng viêm mê nhĩ, dò ống bán khuyên, viêm mê nhĩ do giang mai

- Bệnh tự miễn (hội chứng Cogan)

- Nhiễm độc: do thuốc Aminoglycoside, kim loại nặng: Pb, Hg, Co

- Chấn thương: vỡ xương đá, nứt đế xương bàn đạp => dò mê đạo, chấn thương do phẫu thuật vùng cửa sổ (sau phẫu thuật xốp xơ tai)

- Rối loạn sản xuất và đào thải nội dịch (hội chứng Meniere)

- Rối loạn vận mạch mê nhĩ

- Cơn chóng mặt tư thế lành tính do sự phóng thích đá tai ra khỏi bãi thạch nhĩ

Hội chứng tiền đình sau mê nhĩ

- Viêm dây thần kinh VIII

- U dây thần kinh VIII

2. Hội chứng tiền đình trung ương

- Ngộ độc thuốc: Barbiturate

- Thiểu năng mạch máu thân nền

- Các bệnh xơ cứng mảng, xơ cột bên teo cơ

- Các khối u ở não: u hố sau, u góc cầu tiểu não

Ngày nay, chứng rối loạn tiền đình đang khá phổ biến là do: môi trường sống ngày càng ô nhiễm, thức ăn nhiễm độc, áp lực công việc…

4Điều trị rối loạn tiền đình

Các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình còn phụ thuộc vào triệu chứng, bệnh sử cũng như sức khỏe bệnh nhân nói chung. Tùy theo nguyên nhân gây rối loạn tiền đình mà người bệnh sẽ được điều trị theo phương pháp thích hợp.

Điều trị nội khoa

- Ngưng ngay các loại thuốc hoặc hóa chất gây nhiễm độc (nếu có).

- Nghỉ ngơi tuyệt đối nơi yên tĩnh

- Ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa

- Luyện tập tiền đình để cơ thể quen dần với các tư thế, tránh bị choáng váng, chóng mặt.

- Thuốc: dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc: giãn mạch, chống chóng mặt. Hủy mê nhĩ bằng thuốc Gentamycine nếu điều trị các thuốc giãn mạch, chống chóng mặt không hiệu quả,

Điều trị ngoại khoa

- Chỉ đặt ra khi điều trị nội khoa không thành công

- Các trường hợp u dây thần kinh VIII và các khối u ở não: phối hợp với chuyên khoa ngoại thần kinh để phẫu thuật lấy u.

5Phòng ngừa rối loạn tiền đình

- Luyện tập đều đặn nhất là những động tác với đầu và cổ. Có thể tham khảo những bài tập thể dục tốt cho người rối loạn tiền đình.

- Uống nhiều nước trên 2 lít nước/ngày. Bởi vì cơ thể được bổ sung đủ nước sẽ giúp ổn định lưu thông tuần hoàn máu.

- Ăn uống đủ chất. Nên ăn nhạt, ăn các thực phẩm giàu các vitamin C, A, B6, acid folic…như cam, quýt, cà chua, rau xanh, gan cá, nấm, ngũ cốc…

- Nghỉ ngơi hợp lý. Nên hạn chế ngồi trước máy tính quá nhiều, tránh stress.

Rối loạn tiền đình thiên về triệu chứng hơn là bệnh nên người mắc phải chính là người quyết định quá trình điều trị và phòng ngừa rối loạn tiền đình cho bản thân. Khi thấy xuất hiện những triệu chứng như: hoa mắt, choáng váng, ù tai, giảm thính lực, tay chân run, nhịp tim tăng,… người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu. Luyện tập đều đặn nhất là những động tác với đầu và cổ, có chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý có thể phòng ngừa bệnh.

(Hình ảnh tổng hợp từ tiendinhkhang.com.vn, thepinsta.com, gosportstherapy.com, google,...)

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Thần Kinh liên quan

NHÀ THUỐC MINH CHÂU

  •  285 Bạch Đằng, P. 3, Gò Vấp, HCM   Chỉ đường
  • 354 Nguyễn Văn Công, P. 3, Q. Gò Vấp, HCM 

CSKH: 08 1900 8095 - 08 9939 1368 (VN)
CALL CENTER: 0918 00 6928 (Call Center For Foreigner)
Email: htnhathuocminhchau@gmail.com
Website: www.nhathuocminhchau.com

© Bản quyền thuộc về nhathuocminhchau.com

Công ty TNHH Thương Mại Y Tế Xanh _ GPKD số 0316326671 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/06/2020 _ GĐ/Sở hữu website Trần Văn Quang                                                                                         Địa chỉ: 114D Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM  (Chỉ đường

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Website nhathuocminhchau.com không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0899391368

Back to top