{SLIDE}

Rối loạn lo âu

Thứ năm, 24/01/2019 - 03:58 PM
Rối loạn lo âu

1Rối loạn lo âu là gì?

Sợ là những cảm xúc hoặc trạng thái xuất hiện khi đối diện trực tiếp một nguy hiểm. Ví dụ cảm giác “sợ” xuất hiện khi đứng trước một con hổ.

Lo âu là những cảm xúc hoặc trạng thái gây ra bởi những dấu hiệu được dự đoán sắp xảy ra. Ví dụ một người lạc vào sa mạc, cảm giác “lo âu” xuất hiện bởi khả năng gặp phải thú dữ, mặc dù thời điểm đó, chưa gặp phải thú dữ.

Rối loạn lo âu hay còn gọi là rối loạn thần kinh thực vật, suy nhược thần kinh là một trong các rối loạn tâm thần thường gặp trong cộng đồng, thường được chẩn đoán đồng thời với một số bệnh khác như trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn nhân cách... nên rất nguy hiểm.

Người bệnh thường không được chẩn đoán đúng ngay từ đầu, dẫn đến điều trị không thích hợp. Nếu không được điều trị thường tiến triển mạn tính. Tần suất mắc bệnh suốt đời ở các nước phương Tây là 15%. Hiếm khi tự hồi phục ở người trưởng thành.

Bên cạnh những tác hại dễ thấy về tâm lý, rối loạn lo âu còn gây ra một số ảnh hưởng đến sức khoẻ, điển hình là các vấn đề về tim mạch, rối loạn tiêu hoá, rối loạn giấc ngủ, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính...

- Tim: nhịp tim nhanh, mạnh, không đều, cảm giác nặng vùng ngực trái.

- Hệ mạch máu: xanh xao hoặc đỏ mặt và tứ chi, tay chân lạnh, tăng huyết áp.

- Hệ cơ: run, yếu vùng gối, bồn chồn, căng cơ, yếu liệt, đau các khớp, cảm giác tê và châm chích.

- Hệ hô hấp: cảm giác co thắt và hụt hơi, sợ bị nghẹt thở.

- Hệ tiêu hóa: nuốt nghẹn, nôn, đau dạ dày, tiêu chảy.

- Hệ thần kinh thực vật: vã mồ hôi, giãn đồng tử.

- Hệ thần kinh trung ương: choáng váng, hoa mắt, mờ mắt, nhìn đôi, đau đầu, mất ngủ, giảm tập trung, đuối sức, yếu cơ.

Yếu tố nguy cơ:

- Dậy thì, sắp ra trường, xa gia đình.

- Các biến cố gây stress nặng trong cuộc sống và bệnh tật.

Các dạng rối loạn lo âu

Các chứng sợ:

- Chứng sợ khoảng rộng: lo âu trong tình thế khó thoát ra nơi an toàn (chỗ đông người, siêu thị, rạp hát, xe buýt,...), tình thế không được giúp đỡ khi cần (ở nhà một mình).

- Chứng sợ xã hội: lo âu khi xuất hiện trước đám đông, sợ sự quan sát, bị phê bình bởi người khác, sợ người khác thấy được sự sợ hãi.

- Chứng sợ chuyên biệt: Sợ súc vật, sâu bọ, côn trùng, độ cao, vật nhọn, nơi đóng kín, máu.

- Rối loạn hoảng loạn: Các cơn xuất hiện đột ngột, không đoán trước và nhanh chóng đạt mức cực đại.

- Rối loạn lo âu lan tỏa: Lo âu quá mức trong nhiều tình huống, sự kiện, ≥ 6 tháng, khó kiểm soát được sự lo âu, kết hợp với 3/6 triệu chứng: bồn chồn, khó tập trung, căng thẳng cơ, dễ mệt mỏi, dễ bực tức, rối loạn giấc ngủ.

- Rối loạn ám ảnh-cưỡng chế: ám ảnh sợ lây bệnh ( rửa tay thường xuyên), ám ảnh hồi ức, ám ảnh đối xứng, ám ảnh nghi ngờ (kiểm tra mọi thứ).

- Rối loạn stress sau chấn thương: các stress nặng: chiến tranh, thiên tai, bị tra tấn, bắt cóc..

2Triệu chứng bệnh rối loạn lo âu

- Hay lo lắng và sợ hãi quá mức về một vấn đề nào đó, tự mình suy diễn đến những hậu quả nghiêm trọng một cách... vô lý.

- Dễ mất kiên nhẫn trong mọi tình huống.

- Hay bị bồn chồn, đứng ngồi không yên.

- Hay suy nghĩ về mọi việc, bị mất ngủ vì nghĩ quá nhiều.

- Hay nghi ngờ mọi chuyện.

- Mất niềm tin vào cuộc sống.

- Mắc các bệnh rối loạn tiêu hoá, rối loạn đường ruột mãn tính...

3Nguyên nhân rối loạn lo âu

Bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, chủ yếu liên quan tới các sang chấn tâm lý kết hợp với yếu tố nhân cách có xu hướng lo âu.

- Yếu tố di truyền.

- Căng thẳng, stress, áp lực trong cuộc sống.

- Các vấn đề về thể chất như mắc bệnh tim mạch, tiêu hoá, tiểu đường...

4Điều trị rối loạn lo âu

Điều trị bằng thuốc

Lựa chọn loại thuốc nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như là bệnh nhân có bệnh lý khác kết hợp hay không, điều kiện tài chính. Cũng cần phải hết sức lưu ý tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng.

Tâm lý trị liệu

- Thay suy nghĩ tích cực cho những suy nghĩ gây lo âu. Bệnh nhân ghi chép suy nghĩ của họ và cảm xúc của họ trong nhật ký, ghi chú các tình huống mà họ cảm thấy lo âu và các hành vi làm giảm lo âu.

- Tưởng tượng các tình huống yên tĩnh để thư giãn tinh thần và giãn cơ.

5Phòng ngừa rối loạn lo âu

- Luôn giữ vững tâm lý, không suy nghĩ quá nhiều.

- Nghĩ về chuyện vui và quên đi mọi nỗi buồn.

- Tránh xem những bộ phim, đọc truyện khiến tâm lý của bạn trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy xem phim hài, đọc những câu chuyện vui...

- Tránh học tập, làm việc quá sức, nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

- Dành thời gian cho các sở thích của mình.

- Thường xuyên tâm sự với mọi người để giải toả tâm lý.

Khi lo âu và sợ hãi quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, vẫn tiếp tục ngay cả khi mối lo thực tế đã kết thúc thì đó là bệnh lý. Bạn nên đi khám bác sĩ khi bạn cảm thấy:

Lo âu quá mức về việc học, công việc, các mối quan hệ trong cuộc sống.

Không kiểm soát được nỗi sợ của bản thân.

Trầm cảm, suy sụp, có vấn đề sức khỏe tâm thần.

Có ý định tự tử, hoặc có hành vi tự tử.

(Hình ảnh tổng hợp từ hellobacsi.com, nature.com, mccannyschool.com, google,...)

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Tâm thần, tâm lý liên quan

NHÀ THUỐC MINH CHÂU

  •  285 Bạch Đằng, P. 3, Gò Vấp, HCM   Chỉ đường
  • 354 Nguyễn Văn Công, P. 3, Q. Gò Vấp, HCM 

CSKH: 08 1900 8095 - 08 9939 1368 (VN)
CALL CENTER: 0918 00 6928 (Call Center For Foreigner)
Email: htnhathuocminhchau@gmail.com
Website: www.nhathuocminhchau.com

© Bản quyền thuộc về nhathuocminhchau.com

Công ty TNHH Thương Mại Y Tế Xanh _ GPKD số 0316326671 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/06/2020 _ GĐ/Sở hữu website Trần Văn Quang                                                                                         Địa chỉ: 114D Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM  (Chỉ đường

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Website nhathuocminhchau.com không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0899391368

Back to top